Tin báo chí
Tin báo chí
Top 7 sự thật thú vị về ngành thương mại điện tử

Bạn đang có hứng thú và quan tâm đến ngành thương mại điện tử ? Bài viết này sẽ chỉ ra những sự thật thú vị ít người biết về ngành. Từ đó giúp bạn hiểu biết hơn về nó.  

1.  Chiếm 25%

Theo diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2020 cho thấy, số người tiêu dùng mua sắm online tăng lên 25% so với mua sắm truyền thống. Cũng theo khảo sát, có đến 55% người tiêu dùng mua sắm online ở độ tuổi 18-29, trong đó 63% là phụ nữ, 65% là nhân viên văn phòng, 70% có thu nhập cao. Khi đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, tất cả đều phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. 82% cho biết mua sắm online trong giai đoạn cách ly xã hội, trong đó 98% cho biết họ tiếp tục mua online kể cả sau cách ly. Việt Nam cũng xếp thứ ba toàn Đông Nam Á về tổng lượng truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến, chiếm 19,5% thị phần toàn khu vực. Thật là những con số đáng ngạc nhiên đúng không các bạn ?

2. Nhu cầu tuyển dụng lớn

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại các công ty thương mại điện tử hoặc digital marketing tăng 160% trên toàn thế giới. Có đến 46% số công ty được khảo sát không thể tuyển được các chuyên viên có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang kì vọng sẽ có nguồn nhân lực được đào tạo cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy trong giai đoạn tới. Quả là một con đường rộng mở cho những ai muốn theo ngành này.

3. Yêu thích mua sắm online

So với việc mua sắm truyền thống thì việc mua đồ online đang là lựa chọn ưa thích của nhiều khách hàng. Khi shopping truyền thống: Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức vì dành cả ngày mua sắm mà có thể không tìm thấy điều bạn đang tìm kiếm hay thực sự ưa ý. Hầu hết các cửa hàng mua sắm offline không chấp nhận phiếu giảm giá trực tuyến và thường sẽ có ít chương trình ưu đãi hơn. Do đó, có thể bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một món đồ so với giá trị thực của nó. Bên cạnh đó, mua sắm offline sẽ phải đối mặt tình trạng chen lấn xô đẩy, giành giật nhau mỗi mùa giảm giá. Điều này có thể trở thành cơn ác mộng tồi tệ đối với nhiều người.

Còn đối với mua sắm trực tuyến: Phạm vi lựa chọn rộng lớn. Từ quần áo đến thực phẩm, phụ tùng xe hơi đến thiết bị khoa học… bạn có quyền lựa chọn chỉ với những cú click chuột ngay tại nhà, nơi làm việc… Có thể mua hàng 24/7, mua sắm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ngay cả khi đang 2 giờ sáng và bạn mặc đồ ngủ, bạn vẫn có thể mua hàng dễ dàng. Bạn có thể tìm được các sản phẩm với giá cả phải chăng, đặc biệt là so sánh được giá giữa các điểm bán khác. Việc thanh toán khá an toàn và dễ dàng. Các cửa hàng trực tuyến chấp nhận tất cả các loại phương thức thanh toán bao gồm trả trước qua thẻ ngân hàng hoặc trả sau khi đã nhận được hàng….

4. Sử dụng điện thoại nhiều

Theo nghiên cứu, có đến 85% khách hàng tìm hiểu các thông tin về sản phẩm và đọc feedback trên internet trước khi mua hàng online. Có đến 47% người dùng sử dụng các ứng dụng có sẵn trên smartphone để mua sắm và chỉ có 16% người dùng sử dụng trình duyệt web trên điện thoại để tìm kiếm và đặt hàng. Ứng dụng càng dễ sử dụng, có nhiều tính năng tích hợp và đa dạng, minh bạch về hàng hóa, càng kích thích giỏ hàng người tiêu dùng. Người Việt có sở thích săn hàng giảm giá trong giờ hành chính, có lẽ là để giảm stress trong công việc. Hơn 35% giao dịch được thực hiện vào khung giờ từ 12pm – 06pm. Hình thức thanh toán tiền mặt (chiếm 80%) sau khi nhận hàng vẫn luôn là lựa chọn số 1 trong mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Thật bất ngờ đúng không!

5. Xuất hiện nhiều tỷ phú nhất

Hầu như, trong suốt 4 năm qua, các triệu phú, tỷ phú đều xuất hiện từ lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Nếu bạn là người thích tìm hiểu về kinh doanh, chắc chắn bạn đã biết đến những tỷ phú nổi tiếng hàng đầu thế giới sở hữu khối tài sản tỷ đô đều đang hoạt động trong lĩnh vực này như: Jeff Bezos – CEO của Amazon, Jack Ma – CEO của Alibaba, Anthony Tan – CEO của Grab,…. Ngoài ra mỗi ngày có hàng trăm triệu phú tự thân mới nổi khác xuất hiện trên thị trường. Không cần sinh ra đã “ngậm thìa vàng”, các bạn trẻ ngày nay hoàn toàn có thể trở thành những triệu phú, tỷ phú trong tương lai. Chỉ cần bạn có tầm nhìn xa trông rộng và am hiểu sâu sắc lĩnh vực thương mại điện tử thì điều này sẽ không chỉ dùng lại ở trong giấc mơ.

6. Gợi ý từ người có tầm ảnh hưởng

Có thể bạn chưa biết 81% người tiêu dùng, đặc biệt tin tưởng những sản phẩm được khuyên dùng bởi bạn bè, người thân và những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội khi được gửi link gợi ý trên ecommerce. Vì người tiêu dùng thường có xu hướng cảm thấy không tự tin về chất lượng sản phẩm mà họ chưa từng mua. Chính vì vậy những gợi ý từ những người có sức ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ.

7. Ưu đãi freeship

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, khách hàng thường mua nhiều hơn 30% ở mỗi đơn hàng nếu như được ưu đãi freeship. Trong môi trường mua sắm trực tuyến, freeship là động lực rất lớn để khách hàng tăng giá trị đơn hàng cũng như tăng số lần mua sắm. Con người luôn có xu hướng thích những gì miễn phí. Do đó, miễn phí vận chuyển có thể là động lực quan trọng khiến khách hàng nhanh chóng hoàn tất đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử. Chi phí vận chuyển càng cao, khách hàng càng dễ hủy đơn hàng hoặc bỏ rơi giỏ hàng, tỉ lệ rớt đơn hàng cao. Theo ước tính 50% đơn hàng bị hủy do chi phí vận chuyển cao.